1. Những ai có thể học và làm được biên dịch?
Biên dịch là một nghề, đòi hỏi nhiều kỹ năng, kỹ thuật, phương pháp... chuyên môn cao, nhưng bất kỳ ai có nền tảng ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng tốt và đam mê ngôn ngữ đều có thể học và luyện được nếu có lộ trình hiệu quả cũng như sự hướng dẫn đúng đắn. Cụ thể như sau:
Các đối tượng học được biên dịch:
- Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Biên - Phiên dịch, Sư phạm, Quốc tế học, Truyền thông, Báo chí...
- Giáo viên tiếng Anh muốn nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và mở rộng chuyên môn.
- Người đi làm trong các lĩnh vực cần sử dụng tài liệu tiếng Anh: Luật, Kinh tế, Y dược, Công nghệ, Kỹ thuật...
- Người làm freelancer, Content writer (soạn nội dung), Marketing... muốn kiếm thêm thu nhập từ dịch thuật tại nhà và làm cộng tác viên (CTV) với các đơn vị, cơ quan, tổ chức... liên quan về biên dịch.
- Người chuẩn bị thi biên dịch công chứng, thi vào các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế... cần đến kỹ năng biên dịch.
- Người yêu thích tiếng Anh, có mong muốn hiểu sâu và ứng dụng ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp vào công việc và cuộc sống.
Thầy Đỗ Đức Thọ giảng về các kỹ năng dịch thuật tại ĐH Quốc tế - ĐHQG Hà Nội
2. Yêu cầu đầu vào để học biên dịch:
Thực tế cho thấy, bạn không cần phải có bằng cấp chuyên ngành về ngôn ngữ Anh, nhưng nên đáp ứng một số tiêu chí bắt buộc như sau:
- Trình độ tiếng Anh: Tối thiểu tương đương B1+ (IELTS 5.5+). Nếu trình độ thấp hơn, cần học củng cố trước (dự bị đầu vào lớp Biên dịch);
- Khả năng tiếng Việt: Khả năng diễn đạt tốt, vốn từ phong phú, biết sử dụng văn phong linh hoạt và đa dạng;
- Tư duy logic: Phân tích câu, nắm được cấu trúc văn bản, khả năng diễn đạt linh hoạt theo chủ đề, chuyên ngành;
- Tinh thần học hỏi: Chăm chỉ, cẩn thận, cầu toàn, yêu thích việc tìm hiểu từ vựng, cấu trúc câu, biết tìm hiểu và ứng dụng ngôn ngữ, thuật ngữ các chuyên ngành khác nhau;
- Đạo đức và trách nhiệm: Trung thực, chính xác, đúng hẹn, có tinh thần trách nhiệm cao, tôn trọng bảo mật, linh hoạt và dễ thích nghi với các chủ đề và loại hình văn bản cần biên dịch.
3. Cách học và phương pháp học biên dịch:
a. Học đúng các kỹ năng nền tảng
- Ngữ pháp chuyên sâu phục vụ phân tích câu và cấu trúc văn bản...
- Từ vựng theo chủ đề (thematic vocabulary/ terms) và từ đồng nghĩa, trái nghĩa, collocations (kết hợp từ)...
- Kỹ thuật phân tích câu: Cấu trúc câu phức, phức ghép, mệnh đề, đảo ngữ, bị động, nhấn mạnh…
- Các kỹ thuật, kỹ năng: Chuyển ngữ, bản địa, tu từ, ngữ nghĩa, hành văn...
b. Tiếp cận và nắm vững với phương pháp, quy trình, công cụ hỗ trợ dịch:
- Làm quen với các phương pháp dịch thực tiễn (Word-for-word, Literal, Faithful, Semantic, Communicative, ....).
- Học và nẵm vững quy trình dịch chuyên nghiệp: Đọc – Phân tích/ đánh giá – Dịch nháp...
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ như từ điển Anh - Anh, từ điển chuyên ngành, phần mềm dịch (CAT tools, Google translate...), AI hỗ trợ dịch...; các mẹo và nguyên tắc khai thác và làm chủ các công cụ hỗ trợ này.
- Thực hành và nắm vững bộ CHECKLIST để kiểm soát chất lượng và hoàn thiện bản dịch đúng yêu cầu và các tiêu chí biên dịch.
c. Thực hành có hướng dẫn:
- Dịch câu – dịch đoạn – dịch văn bản theo chủ đề (tin tức, văn bản, hợp đồng, báo cáo, sách, tạp chí, tài liệu kỹ thuật…).
- Được sửa bài chi tiết, góp ý về kỹ thuật, từ ngữ, giọng văn, phong cách...
- Làm bài tập dịch theo cấp độ từ dễ đến khó, theo từng mảng kiến thức, chủ đề khác nhau...
Thầy Đỗ Đức Thọ giảng về các kỹ năng dịch thuật trên nền tảng ZOOM online
4. Lộ trình học để trở thành biên dịch viên:
Giai đoạn 1: Củng cố nền tảng (1-2 tháng)
- Ôn lại ngữ pháp, câu phức, cấu trúc học thuật.
- Tăng cường vốn từ vựng theo chủ đề.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu và phân tích câu (phản xạ nhanh).
Giai đoạn 2: Làm quen với dịch thuật (1-2 tháng)
- Học lý thuyết và thực hành các phương pháp dịch, quy trình dịch hiệu quả.
- Dịch các đoạn văn đơn giản theo chủ đề thông dụng (chuyên ngành thế mạnh) để tăng kiến thức nền và từ vựng.
- Bắt đầu xây dựng và nâng cao kỹ năng tra cứu và ghi chú cũng như xây dựng thuật ngữ chuyên ngành.
Giai đoạn 3: Dịch nâng cao (1-2 tháng)
- Dịch văn bản chuyên sâu: Hợp đồng, báo cáo, tin tức, sách, giáo trình, tài liệu kỹ thuật…
- Học cách viết lại câu, biên tập, bản địa, chuyển giọng văn phù hợp với ngữ cảnh.
- Phân tích bản dịch mẫu, học qua case study thực tế và thực hành thực chiến.
Giai đoạn 4: Chuẩn bị hành nghề (1-2 tháng)
- Học kỹ năng làm việc freelance, CTV, xử lý yêu cầu của khách hàng.
- Làm quen với công cụ (CAT tools, Google translate...), AI hỗ trợ dịch...
- Tập dịch tài liệu thực tế, xây dựng profile, tăng khả năng, tốc độ biên dịch...
- Tham gia thực tập/nhận job nhỏ có hướng dẫn và dần sẽ hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ.
Thầy Đỗ Đức Thọ giảng về các kỹ năng dịch thuật tại Dự án VEDICO EDU
5. Học biên dịch ở đâu?
Các bạn có thể học Biên dịch ở nhiều nơi, tùy theo mục tiêu và khả năng tài chính cũng như thời gian hay kế hoạch của mình:
- Khoa Biên – Phiên dịch, ngôn ngữ Anh trong trường Đại học: dành cho người học chính quy, thường 3-4 năm.
- Khóa học biên dịch ngắn hạn (online/offline): đào tạo cũng khá bài bản (trọng tâm), thực hành trực tiếp với giảng viên và ứng dụng thực tiễn ngay, thường 2 - 6 tháng.
- Lớp học trên nền tảng Zoom, GGMeet do giảng viên, dịch giả, phiên dịch viên có kinh nghiệm tổ chức (đặc biệt phù hợp với các sinh viên ngôn ngữ Anh, ngoại ngữ... học bổ sung kỹ năng và thực hành thực tế; người đi làm, trái ngành muốn theo nghề Dịch thuật...).
- Tự học qua sách dịch, tài liệu chuyên ngành, bản dịch mẫu + sửa lỗi, giáo trình, các kênh + nguồn tài nguyên, học liệu trên MXH,
***** Hình thức học online ngắn hạn trên các nền tảng hiện nay rất phổ biến vì linh hoạt thời gian, học được mọi lúc mọi nơi, chi phí hợp lý và tiện lợi cho cả giảng viên và học viên.
6. Lời khuyên cho người mới bắt đầu:
- Kiên trì luyện tập: Biên dịch không thể giỏi ngay, cần thời gian và sự rèn luyện nghiêm túc: ĐÚNG (phương pháp), ĐỦ (thời lượng) và ĐỀU (liên tục rèn luyện).
- Chăm chỉ đọc và tra cứu: Vốn ngôn ngữ và nền tảng kiến thức rộng là yếu tố sống còn (cả ngôn ngữ nguồn và đích).
- Lắng nghe góp ý: Sửa bài, phản hồi từ giảng viên, huấn luyện viên (coach, mentor...) giúp cải thiện nhanh hơn.
- Xây dựng hệ thống tài nguyên cá nhân: Các từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành, các cấu trúc hay gặp, thành ngữ, cụm diễn đạt…
- Tập thói quen dịch mỗi ngày: Dịch ít nhất từ 1-2 đoạn văn dài/ngày và dần dần tăng lên 1/2 - 1 trang A4, và dài hơn nữa nhằm giúp duy trì phong độ và phản xạ.
Bảng so sánh về một số lợi ích khi thực hiện các khóa học kỹ năng online
7. Cách tiếp cận và kiếm công việc biên dịch
Sau khi đã nắm vững các kỹ năng, kỹ thuật, thực hành và cọ sát thực chiến bản dịch, các bạn có thể từng bước để:
- Đăng ký làm Freelancer, CTV,... trên các nền tảng dịch thuật như: ProZ, Upwork, TranslatorsCafe, Fiverr… các trang việc làm online trong nước và toàn cầu.
- Gửi hồ sơ cá nhân (CV + profile) cho các công ty dịch thuật, công ty liên doanh, công ty đa quốc gia, nhà xuất bản,...
- Làm cộng tác viên dịch cho các trang báo, công ty nội dung, đơn vị đào tạo, nhà xuất bản, nhà in,...
- Nhận dịch tài liệu từ mối quan hệ, khách hàng cá nhân, giới thiệu từ người quen, đồng nghiệp
- Phát triển thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, TikTok, Youtube...) để nhận đơn hàng trực tiếp, kiếm job hoặc hợp tác theo nhiều cách thức khác nhau.
Đỗ Đức Thọ - Dịch giả, Chuyên gia
Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật
Hoặc